Bí quyết thủ hòa, những bài học cần biết khi chơi cờ vua
Theo Luật cờ vua mới nhất do Liên đoàn cờ vua thế giới (FIDE) ban hành năm 2015, một ván cờ được coi là hòa khi hai bên không thể giành chiến thắng lẫn nhau. Luật cờ vua quy định, ván cờ được xử hòa khi rơi vào các trường hợp sau:
1. Hòa về lực lượng:
Một ván cờ sẽ được trọng tài xử hòa khi không có bên nào còn đủ lực lượng để chiếu hết đối phương. Ván cờ hòa dạng này thường xuất hiện khi rơi vào các thế cờ sau:
– Vua chống Vua
– Vua và Mã chống Vua
– Vua và Tượng chống Vua
Một số trường hợp còn đủ lực lượng để chiếu hết Vua đối phương, trên lý thuyết vẫn có thể thắng như Vua với hai Mã chống Vua, thế nhưng thực tế câc đấu thủ thường hòa ngay vì rất ít khi bên còn mỗi mình Vua đi sai để bị chiếu hết
2. Hòa bất biến ba lần:
Trong một ván cờ, nếu một hình cờ được lặp lại ba lần thì ván cờ đó được xử hòa. Người chơi cần ngay lập tức báo trọng tài để xác nhận kết quả hòa cờ này
3. Hòa do hết nước đi (PAT):
– Khi đến lượt một bên đi, vua không bị chiếu nhưng hết nước đi hợp lệ thì ván cờ đó được xử hòa theo Luật "hòa PAT"
– Đối với người mới học chơi cờ vua, thường hay để đối phương "hòa PAT" do ham phong Hậu khi đối phương chỉ còn mình Vua…
– Đối với người chơi cờ vua lâu năm: Thế cờ "hòa PAT" thường xảy ra khi xử dụng một số đòn chiến thuật khiến đối phương dù thế cờ mạnh hơn nhưng vẫn không thể tránh được thế "hòa PAT"
Vì vậy khi chơi cờ vua dù bạn là người có kinh nghiệm hay mới chơi cần lưu ý thế cờ hòa PAT này
Lượt Đen đi, ván cờ sẽ hòa PAT do Đen hết nước đi và không bị chiếu
4. Hòa 75 nước::
Khi chơi cờ vua, nếu trong vòng 75 nước đi không có quân nào của hai bên bị bắt và cũng không có nước Tốt nào được thực hiện thì ván cờ cũng được xử hòa. Trọng tài sẽ căn cứ vào biên bản ghi chép ván đấu để xử hòa khi có yêu cầu của người chơi
5. Hòa theo thỏa thuận:
Ván cờ được xử hòa khi có sự đồng ý của cả hai người chơi. Quy trình như sau:
– Đến lượt bạn đi, bạn có quyền đề nghị đối thủ hòa cờ
– Với lời đề nghị hòa cờ này, đối thủ có thể chấp nhận hòa hoặc không. Nếu đối thủ đồng ý hòa, ván cờ sẽ được trọng tài xử hòa ngay lập tức. Nhưng nếu đối thủ không đồng ý và từ chối hòa, ván cờ vẫn sẽ tiếp tục
Lưu ý:
– Bạn chỉ được phép đề nghị hòa khi đến lượt bạn đi. Nếu bạn đề nghị hòa khi đang lượt đối phương đi, bạn sẽ mắc lỗi tác phong
– Trong một số giải, điều lệ quy định ván cờ phải quá 30 nước mới được phép hòa theo hình thức này để tránh tình trạng không đánh hoặc đánh vài nước rồi bắt tay nhau hòa
Cờ Thông Minh (Biên soạn)
Nội Dung Liên Quan
Chiến thuật phong tỏa, đòn tấn công hiểm không thể chống đỡ trong cờ vua
Trong bài học chiến thuật cờ vua lần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chơi đòn phong tỏa, một tuyệt kỹ tấn công vô cùng nguy hiểm Cũng giống...
Cờ vua căn bản: Khám phá bí quyết chiếu hết Vua đơn độc bằng Xe
Để chiếu hết được Vua đối phương, Xe - Vua cần phải phối hợp để dồn Vua đối phương vào góc hoặc vào cạnh bàn cờ theo các thế chiếu hết căn bản sau: Vậy...
Bật mí cách chơi cờ vua cơ bản nhanh nhất
Đầu tiên, chúng ta cần biết cờ vua là trò chơi giữa hai người, mỗi người điều khiển một đạo quân của một vương quốc. Luật chơi...
-
Chiến thuật phong tỏa, đòn tấn công hiểm không thể chống đỡ trong cờ vua
-
Cờ vua căn bản: Khám phá bí quyết chiếu hết Vua đơn độc bằng Xe
-
Dậy chơi cờ vua cơ bản: Bẫy thắt cổ trong khai cuộc
-
Bị dồn vào bước đường cùng, Lê Tuấn Minh thí Tượng lấy Tốt quyết hạ Magnus Carlsen
-
Dạy chơi cờ vua cho trẻ em ở Hà Nội – CLB Cờ Thông Minh
-
Cận cảnh 2 đòn thí quân thiên tài của Alphazero khiến Magnus Carlsen sụp đổ
-
Lê Tuấn Minh Troll cực cháy, nhét cả hai Mã vào mồm đối thủ thách ăn
-
Hạ cao thủ Serbia, thần đồng cờ vua Việt Nam lập kỷ lục chuẩn đại kiện tướng quốc tế trẻ nhất
-
Giải cờ vua các lứa tuổi Đông Nam Á 2018
-
Bẫy khai cuộc thí quân giành chiến thắng thần tốc trong cờ vua
-
Bán buôn, bán lẻ bộ cờ vua cao cấp
-
Cờ vua thế giới sắp có ông vua mới?
Thống Kê
Visit Today : 6 |
Visit Yesterday : 10 |
This Month : 86 |
Total Visit : 416 |
Who's Online : 1 |